Visit.vn

Mọi thứ bạn cần chuyến du lịch

Mạng du lịch hàng đầu

Nếu bạn là 1 phượt thủ thì bạn nên biết Cách xử lý khi bị sứa đốt?

Mùa hè là mùa dịch chuyển. Với cái nắng nóng oi ả của những ngày hè, hẳn ai cũng muốn đắm mình vào làn nước trong mát của biển cả. Nhưng khi đang tắm mà bạn bị sứa đốt thì sao? Vậy cách xử lý khi bị sứa đốt là gì? Hãy cùng visit.vn đưa ra một vài biện pháp, kinh nghiệm xử lý khi bị sứa đốt nhé!

Sứa là loài động vật không có xương sống, thường sống ở biển hay các vùng nước mặn. Độc tố của sứa chứa chứa nhiều trong xúc tu, chúng sử dụng các tế bào châm Nematocyst để phóng độc khi săn mồi và tự vệ. Khi không may chạm phải, con người dễ bị dị ứng, mẩn đỏ, ngứa rát.

Khi bị sứa cắn, đốt, chất độc sẽ ngấm qua da vào đi sâu vào trong cơ thể. Nếu nhẹ, cơ thể chỉ bị mẩn đỏ, nổi các nốt rát ngoài da. Ở thể nặng, cơ thể sẽ thấy đau đầu, tức ngực, tím tái, tụt huyết áp… Khi đó, cần đưa ngay đến bệnh viện hay trạm xá gần đó để kịp thời xử lý, chống sốc phản vệ.

Sau khoảng 15 phút bị sứa đốt, ở thể cấp hay bán cấp, cơ thể nạn nhân sẽ bị ngứa ở tay, chân, trên da nổi nhiều nốt ban đỏ theo từng vùng, tim đập nhanh, tụt huyết áp, khó thở… Ngoài ra, nạn nhân sẽ đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, mũi, mồ hôi.

Các nốt mụn đỏ, ngứa rát

      Cách xử lý khi bị sứa đốt, cắn

Đầu tiên, khi bị sứa đốt, cắn, người bơi cần rời khỏi mặt nước nhanh chóng, tránh trường hợp bị sốc nặng dẫn tới tử vong. Sau đó, cần đi găng tay (tránh bị thương khi tiếp xúc với xúc tu của sứa) và lấy các xúc tu còn bám trên người nạn nhân.

Sau khi lấy hết xúc tu ra, cần nhanh chóng rửa vết thương. Sử dụng dung dịch nước pha cùng amoniac, dấm, sô đa bôi vào vết thương. Nếu không có các dung dịch trên, có thể sử dụng chanh, và dùng các vật có cạnh để gạt nhẹ xung quanh vùng bị đốt, tránh làm mạnh gây tổn thương.

Để giảm đau rát, có thể dùng đá chườm lạnh lên vết thương trong 1 giờ đầu. Tại chỗ bị cắn, có thể dùng histamin bôi hoặc kem hydrocortison để giảm ngứa và sưng. Cách tốt nhất là nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kịp thời xử lý.

Ngoài ra còn có thể sử dụng kinh nghiệm dân gian với cây muống biển: Sau khi loại bỏ các xúc tu còn găm trên da của sứa, hái vài lá muống biển, nhai nát rồi đắp vào phần da tiếp xúc với sứa, vùng da tổn thương sẽ lành rất nhanh.

Kinh nghiệm khi đi du lịch là bạn nên mang theo một số loại thuốc giảm ngứa, kháng sinh, chữa tiêu chảy… để ứng phó kịp thời với các tình huống bất đắc dĩ nhé.

Chúc các bạn có một kỳ nghỉ thật tuyệt vời!