Visit.vn

Mọi thứ bạn cần chuyến du lịch

Mạng du lịch hàng đầu

Nếu bạn là phượt thủ thì bạn nên biết Những loại cây độc nguy hiểm trên đường đi du lịch . Khi đi du lịch, để tránh rơi vào những hoàn cảnh khó khăn, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về thiên nhiên, kỹ năng sinh tồn. Bạn phải lường trước được những gì sẽ gây ra nguy hiểm cho mình, từ đó đưa ra những biện pháp để kịp thời ứng phó. Đặc biệt, khi đi du lịch, có một số loài cây, hoa độc có thể gây nguy hiểm tới tính mạng như:

  1. Cây trúc đào

Trúc đào có nguồn gốc từ vùng viễn đông và Địa Trung Hải. Loài cây này thường mọc xung quanh các lòng suối khô. Cao từ 2 – 6m, Các lá mọc thành cặp hay trong các vòng xoắn gồm ba lá, các lá dầy và bóng như da, màu lục sẫm, hình mũi mác hẹp, dài khoảng 5–21cm và rộng 1-3,5cm, các mép lá nhẵn.

Cây trúc đào là một trong những loài cây độc nhất thế giới. Tất cả các bộ phận của cây đều chứa độc. Chất độc oleandrin và neriine trong chúng được biết tới như ác glozit tim mạch.

Cây trúc đào có thể đầu độc con người bằng mọi hình thức trực tiếp và gián tiếp. Chỉ cần uống nước của loài hoa này rụng xuống hoặc ăn mật ong của những con ong đã ăn mật hoa trúc đào là đã có thể bị nhiễm độc. Hay chỉ cần ăn phải một lá trúc đào cũng có thể giết chết một đứa trẻ. Khi nuốt phải quả trúc đào sẽ dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, nhịp tim rối loạn và tử vong.

Trúc đào độc hại đối với cả động vật và con người. Để điều trị, bệnh nhân thường được làm cho nôn ra hoặc rửa dạ dày, ăn than hoạt tính để hấp thụ càng nhiều chất độc càng tốt.

Cây trúc đào

2. Cây lá ngón

Cây lá ngón có nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc. Với vẻ đẹp của hoa, khi nở có màu vàng cam rực rỡ thì không ai nghĩ nó lại mang trong mình chất độc như vậy. Chỉ cần ngắt lá hoặc bẻ cành, để chất nhựa độc dính vào tay, và vô tình tiếp xúc với đồ ăn, vết thương hở, chất độc đó ngay lập tức sẽ gây ra triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt,sùi bọt mép, tim đập yếu… dẫn đến tử vong nhanh do ngừng hô hấp.

Khi có dấu hiệu ngộ độc, phải lập tức dùng nước của rau má tươi nguyên cây rửa sạch giã nát có thể dùng uống để giải độc hoặc dùng  cây rau muống giã nhỏ lấy nước uống.

Cây lá ngón

3. Cây sơn

Ở nước ta, cây sơn được trồng phổ biến để lấy nhựa, được trồng nhiều ở vùng Thanh Sơn – Phú Thọ. Loài cây có chứa chất độc, nguy hiểm với nhiều người. Chất laccol trong sơn ta gây kích ứng mạnh với da. Đối với người có cơ địa nhạy cảm, dị ứng, chỉ cần đi ngang qua cây, ngửi thấy hơi hoặc đun củi có lẫn cây sơn… là đã bị lở sơn. Chúng gây ra các nốt mụn màu đỏ và mặt có cảm giác rất nặng nề, khó chịu.

Để khắc phục, tránh rửa nước lã, tránh gãi hay chà xát, có thể dùng lá khế tươi giã nát đắp lên vùng da bị lở sơn, hoặc có thể dùng lá khế tươi giã nát đắp lên vùng da bị lở, chấm nước chè tươi, nước lá bàng, hoặc nước muối sinh lý (0,9% ) vào tổn thương. Ngoài ra, ó thể dùng lá sen khô, sắc lấy nước đặc rửa chỗ lở sơn ngày 2 – 3 lần, nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì chấm thuốc tím pha thật loãng 1/4.000 lên tổn thương và cần dùng thêm kháng sinh toàn thân. Có thể uống các thuốc kháng histamin chống dị ứng, giảm ngứa, giảm đau rát.

Cây sơn

4. Cây sui

Có tên khoa học là Antiaris toxicaria, ở vùng đồng bào còn gọi là cây thuốc bắn, đây là loài cây có chất độc khủng khiếp ở Việt Nam. Nếu bị nhựa sui bắn vào mắt sẽ viêm sưng có khi gây mù, nếu nhựa dính vào vết thương hay trên da bị trầy xước lập tức ngộ độc ngay, các triệu chứng rầm rộ và rất nhanh, các cơ giãn ra trong đó có cơ tim, nhịp tim chậm dần và ngừng tim. Người nhão, mềm, mắt nhắm nghiền và mặt xanh tái. Nếu chất nhựa trắng tiết ra dính vào tay chân mà vô tình đụng phải vết thương, bắn vào mắt hay nuốt phải sẽ tử vong.

Từ xưa, các thợ săn đã dùng nhựa cây sui để tẩm vào đầu mũi tên dùng để săn bắt thú rừng, chất độc của nó khiến một con bò rừng cũng không thể sống sót.

Nhựa của cây sui là chất kịch độc, nếu không may chạm phải, cần nhanh chóng làm sạch mủ, nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời.

Cây sui

5. Cây ngót nghẻo

Cây ngót nghẻo – Gloriosa superba, sống nhiều tại các dãy núi cao và rừng ngập mặn ven biển Việt Nam. Là loài cây thảo có thân leo dài 1 – 2m, lá hình mũi mác. Quả hình nang chùy dài, chứa nhiều hạt, khi chín có màu đỏ tươi. Mùa hoa vào tháng 5 – 6, mùa quả từ tháng 6 – 8, toàn cây đều có chứa chất độc colchicin, superbine, glucosine, độc nhiều nhất ở rễ củ.

Trong đó, chất Colchicin là chất cực độc, chỉ cần 5mg/kg thể trọng đủ gây tử vong rất nhanh. Khi ăn phải sẽ gây ngộ độc, cảm cấp tính sau 2 – 6 giờ, đau rát miệng, khát nước, nôn, đau bụng dữ dội, tiêu chảy, tiêu máu nặng dẫn tới trụy tim mạch, co giật, rối loạn tri giác, suy hô hấp… Diễn tiến xuất huyết, thiếu máu, yếu cơ vào những ngày thứ 2, thứ 3 tiếp theo. Nếu qua khỏi thường bị rụng tóc xảy ra sau 1 – 2 tuần.

Cây ngót nghẻo

6. Cây sừng trâu

Cây sừng trâu thuộc họ trúc đào Apocynaceae, có hoa đẹp, quả như chiếc sừng trâu nhưng độc tính rất mạnh. Chất độc có trong cả lá, rễ, hạt, nhựa.

Khi ngộ độc, người có dấu hiệu bồn chồn, nôn kéo dài, gây hội chứng mất nước, rối loạn điện giải, nhịp tim rối loạn. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong 48 giờ. Bị ngộ độc cần khẩn trương gây nôn, rửa dạ dày, cho uống thuốc tẩy, nằm nơi thoáng, yên tĩnh và truyền dịch, tiêm thuốc trợ tim…

Cây sừng trâu

7. Cây bồng bồng

Cây bồng bồng mọc nhiều ven đường ở khắp các tỉnh miền Trung ven biển Việt Nam. Nhựa mủ của loài này dùng với liều thấp làm thuốc gây nôn, liều cao sẽ gây độc mạnh như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn (ói) nếu liều cao có thể gây ra các triệu chứng gây sốt, nổi ban khắp người và sức yếu sẽ gây ép tím, ngủ lịm, khó thở… Tuy là độc tính không cao nhưng du khách muốn tiếp xúc sẽ được khuyến cáo về nó. Tốt nhất là không nên tiếp xúc trực tiếp với nhựa của cây.

Cây bồng bồng

8. Cây loa kèn

Cây loa kèn có tên khoa học là Angel’s Trumpet, mọc nhiều ở khu vực Đà Lạt, có loại hoa chứa chất cực độc. Thành phần gây tác động bao gồm atropine, hyoscyamine và scopolamine gây nên triệu chứng mê sảng, điên loạn. Chất độc chiết xuất từ lá và hoa loa kèn có thể được sử dụng giống như một chất gây ảo giác hiệu quả trong y tế nhưng khi dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong. Tránh để nhựa cây dính vào vết thương hở hoặc tiếp xúc qua đồ ăn, thức uống. Đặc biệt, nghiêm cấm cho trẻ nhỏ cầm, chơi bởi chúng dễ đưa hoa lên miệng.

Cây loa kèn

9. Hoa cẩm tú cầu

Hoa và lá của tú cầu chứa độc chất cyanogenic glycoside. Khi ăn phải, chất độc sẽ khiến bạn đau bụng trong vài giờ, tiêu chảy, ói mửa, thở gấp, sau đó, bạn sẽ toát mồ hôi, ngứa da và rơi vào trạng thái hôn mê.

Cây được trồng làm hoa phổ biến cả nước, nhất là ở Đà Lạt.  Cây thân thảo bụi, sống lâu năm, lá mọc đối theo từng đốt trên thân, lá to, hoa mọc thành chùm ở đầu cành, thân lá nhẵn, hoa màu hồng, trắng, tím rất đẹp.

Hoa cẩm tú cầu

10. Hoa thiên điểu

Hoa thiên điểu chứa chất độc làm hại đến đường tiêu hóa. Chất độc khi đi vào cơ thể theo đường miệng sẽ gây hại cho đường ruột, gây tiêu chảy cho bệnh nhân. Ngoài ra, khi tiếp xúc lâu với cánh hoa, bạn sẽ có cảm giác thấy khó chịu, chóng mặt, buồn nôn.

Hoa thiên điểu

11. Hoa đỗ quyên

Trong cánh hoa đỗ quyên chứa độc tố andromedotoxin và arbutin glucoside. Loài hoa này được cảnh báo rất nguy hiểm bởi tất cả các bộ phận của nó đều chứa chất độc.

Triệu chứng đầu tiên khi bị ngộ độc hoa đỗ quyên là buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, chảy nước dãi, ói mửa. Ngoài ra, người bị ngộ độc hoa còn có thể bị mất cân bằng, say sẩm do chóng mặt.

Hoa đỗ quyên

12. Hoa lục bình

Là loài cây phổ biến ở miền Nam nước ta, nhưng nhựa của cây khi tiếp xúc rất độc. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc, gây chứng ăn không tiêu, ói mửa khi ăn phải.

Hoa lục bình

Đi du lịch không chỉ giúp thư giãn, thoải mái tinh thần mà còn giúp chúng ta hiểu biết hơn về thế giới tự nhiên. Visit.vn mong mỗi chuyến đi của bạn đều vui vẻ, hạnh phúc ngập tràn, trọn vẹn